Khi mang thai, bé em của bạn phụ thuộc chế độ dinh dưỡng mà bạn cung cấp cho cơ thể. Vì lý do này, điều quan trọng là phải ăn một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều trái cây và rau quả.
Trong bài viết này, chúng tôi giải thích bà bầu ăn quả nhót có tốt không, nên ăn nhót khi nào và những ai không nên ăn nhót. Đó là lý do tại sao ăn trái cây trong khi mang thai là rất quan trọng.
Khi mang thai bà bầu ăn quả nhót có tốt không
Ngoài việc hỗ trợ em bé đang phát triển, việc tăng lượng vitamin và khoáng chất có thể giúp bà bầu giữ được cơ thể trong tình trạng tốt nhất có thể. Nhót chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu và cũng là một nguồn chất xơ tốt. Chính vì thế, bầu ăn quả nhót được không nếu bà bầu thèm ăn quả nhót chua có thể nhâm nhi một vài quả, tuy nhiên không nên ăn nhiều nhé.
Giá trị dinh dưỡng của nhót
Nhót vị chua chát, mùi thơm, tính bình luôn là sự lựa chọn ưa thích của các chị em phụ nữ trong giai đoạn ốm nghén và mang thai. Là loại quả được trồng chủ yếu ở miền bắc nước ta, dùng để ăn sống hoặc nấu canh chua đều được. Thông thường, mỗi quả nhót chứa 92% nước, 1,25 protid, 2% acid hữu cơ, 2,1% glucid, 0,2mg% sắt , 2,3% cellulose, 30mg% phosphor, 27 mg% calcium.
Bà bầu ăn nhót chín được không? Theo đông y, quả nhót trung tính, không độc, chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng trị đờm, trị ho, trị tả và bình suyễn rất tốt. Một số bài thuốc đơn giản sử dụng quả nhót cùng trần bì, quất để sắc nước chữa ho.
Tác dụng của quả nhót, ăn quả nhót khi mang thai có sao không?
Do phản ứng mang thai sớm như buồn nôn, thèm ăn, nhiều bà bầu thích ăn đồ chua hoặc chứa nhiều axit. Nhưng chúng tôi không được khuyến khích ăn chua quá nhiều, chỉ nên ăn khi được kiểm soát.
Chữa ho
Tính bình, đi vào kinh phế, đại tràng của quả nhót rất tốt để chữa ho và trị đờm. Chỉ cần dùng 10 quả nhót xanh, 10 quả quất, 10g trần bì, sắc mỗi ngày một thang và uống 3 lần trong ngày là được.
Chữa tiêu chảy
Sử dụng 10 quả nhót xanh, 4g rễ cây nhót, 2g rễ cây mơ, tất cả rửa sạch rồi mang đi sắc ngày một thang, chia ra uống 3 lần trong ngày, nên uống nhiều lần cho tới khi bệnh giảm.
Làm trắng, mịn da
Là một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại các gốc tự do, Vitamin C trong nhót thúc đẩy các collagen và liên kết mô giữa các tế bào có tác dụng duy trì làn da tươi trẻ, ngăn ngừa sự lão hóa. Ăn nhót hạn chế tình trạng lão hóa, nếp nhăn, thâm nám và khô da.
Giảm tình trạng thiếu máu
Trong thời gian thai kỳ chắc chắn rằng bà bầu nào cũng gặp những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, khó thở. Đây là những triệu chứng của tình trạng thiếu máu và nguyên nhân chính dẫn đến là do cơ thể bà bầu không cung cấp đủ hàm lượng sắt.
Trong nhót chứa sắt, ăn nhót giúp bà bầu cung cấp đủ sắt trong thai kỳ. Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do sắt tham gia sản sinh các tế bào máu. Hạn chế những biến chứng nguy hiểm như bé nhẹ cân, sinh non, cơ thể mẹ bầu yếu đi, bạn nên cung cấp đầy đủ tất các các dưỡng chất, không riêng mình sắt.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Quả nhót chứa chất xơ, chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột. Theo đông y, người ta dùng quả hay các bộ phận khác của cây nhót để chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Chất xơ trong nhót giúp đào thải các chất độc bám trên thành ruột trong đường tiêu hóa. Nếu cơ thể đang bị thiếu nước, bị tiêu chảy, nước có trong quả nhót sẽ bù lại lượng nước đã mất trong cơ thể.
Đọc thêm: Mang thai 3 tháng đầu bà bầu ăn roi tốt không
Lưu ý khi bầu ăn nhót
Khi thai nhi đang phát triển bên trong bụng mẹ, trong tam cá nguyệt thứ hai, hệ thống xương của bé bắt đầu phát triển. Để phát triển tốt, phải cung cấp đủ canxi từ cơ thể người mẹ sang cơ thể thai nhi. Để thúc đẩy điều này, một môi trường axit là cần thiết, điều này hơi thiếu trong cơ thể người mẹ, và do đó bà bầu thèm ăn đồ chua. Tuy nhiên các chị em phụ nữ khi mang thai đã có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến dạ dày thì không nên ăn quá nhiều nhót và những loại trái cây có vị chua chát như mận, xoài non, …
Bà bầu có được ăn nhót xanh không
Trái nhót xanh có vị chua, chát nổi bật rõ rệt, khi ăn có thể gây kích ứng và làm tăng axit trong dạ dày. Nếu ăn nhiều hoặc ăn khi đói cực kỳ không tốt, gây viêm loét, đau dạ dày và ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Ngoài ra khi nhót còn xanh, lớp phấn trắng phủ bên ngoài bám chắc, nếu ăn vào có thể gây ngứa họng, ho, viêm họng.
Nếu có ăn nhót xanh, bà bầu nên chú ý loại bỏ hết phần trắng ngoài vỏ và không được ăn khi đói. Để tránh gây những tác động xấu đến dạ dày nên ăn sau bữa cơm từ 1 đến 2 tiếng. Đó chính là đáp án cho câu hỏi bầu có được ăn nhót không và ăn như thế nào cho đúng cách?
Cách ăn quả nhót khi mang thai
Ngoài ăn nhót thông thường, bà bầu hoàn toàn có thể làm 2 món là nhót ngâm đường và nhót nấu canh chua để thay đổi khẩu vị:
Nhót ngâm đường
Nguyên liệu
- Nhót chín 1kg
- Đường 400g
- Muối 1 thìa
Cách làm
- Loại bỏ lớp vảy trắng bên ngoài quả nhót bằng vải rồi sau đó rửa sạch
- Tiếp đến cho nhót vào luộc trong khoảng 5 phút, vớt ra để nguội và bóc vỏ.
- Cuối cùng cho đường và muối đã chuẩn bị vào trộn đều. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà cho nhiều hay ít. Để ăn ngon hơn có thể bảo quản vào ngăn mát của tủ lạnh.
Nhót nấu canh chua
Nguyên liệu
- Thịt lợn băm 400 gam
- Cà chua 2 quả
- Nhót 8 quả
- Hành khô 20 gam
- Hành lá, ngò gai 20 gam
- Gia vị: hạt nêm, dầu ăn, muối
Cách làm
- Để đảm bảo vệ sinh, thịt lợn mua về làm sạch sau đó tự băm
- Cà chua rửa sạch, chẻ múi cau, hành lá bỏ rễ, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.
- Dùng vải chà sạch lớp vảy bên ngoài của nhót rồi rửa để ráo
- Cho dầu và hành vào phi thơm sau đó cho cà chua vào đảo cùng.
- Tiếp đến cho thịt heo băm cùng khoảng 500ml nước vào đun sôi. Đợi canh sôi bà bầu cho nhót vào nấu cùng, để lửa nhỏ tầm 10 phút là được.
- Nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi thêm hành lá vào cho thơm là có thể dùng được ngay.
- Món canh chua nấu nhót ăn kèm cơm rất ngon và dậy vị giác.
Rất nhiều bà bầu thèm ăn các loại thực phẩm chua như nhót, dù vô hại với số lượng nhỏ, nhưng có thể dẫn đến đau dạ dày hoặc các vấn đề khác nếu ăn với số lượng lớn. Giải đáp khi mang thai bà bầu ăn quả nhót có tốt không, thực phẩm chua như nhót kích thích tiết axit dạ dày, cải thiện tiêu hóa và khả năng hấp thu, vì vậy phụ nữ mang thai ăn thực phẩm chua có thể làm giảm các triệu chứng khi mới bắt đầu mang thai.