Cua là một loại hải sản rất phổ biến, giàu kali, canxi, protein và các chất khác, có tác dụng bổ tủy, dưỡng âm gan, điều hòa gân cốt, thúc đẩy tuần hoàn máu. Ngoài ra chứa nhiều khoáng chất như canxi, phốt pho và đồng, những nguyên tố cần thiết để phát triển xương, răng của bé chắc khỏe.
Đối với hầu hết trẻ sơ sinh món cháo cua cho bé ăn dặm vừa ngon lại bổ dưỡng cho hệ tiêu hóa và não bộ. Dưới đây là danh sách tổng hợp 6 Cách nấu cháo cua cho bé ăn dặm ngon bổ dưỡng theo kiểu truyền thống, siêu hấp dẫn các bé từ 7 tháng tuổi trở lên cho các mẹ tham khảo để bổ sung thêm vào thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé.
Khi nào nấu cháo cua cho bé ăn dặm?
Các bác sĩ khuyên đối với trẻ sơ sinh bạn nên đợi đến từ 7 tháng mới cho ăn cua, cá (như cá hồi). Đó là bởi vì những loại hải sản này, đặc biệt là loại có vỏ là một trong những thực phẩm hàng đầu gây dị ứng. Hãy đợi cho đến khi hệ miễn dịch của bé phát triển tốt hơn để có thể làm giảm nguy cơ bị dị ứng. Bạn có thể cho bé ăn mỗi ngày 1-2 bữa hải sản, nhưng tùy theo độ tuổi mà số lượng mỗi bữa khác nhau:
- Trẻ 7-12 tháng: mỗi bữa bé có thể ăn 20-30g thịt cua, cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu cháo hay với bột, có thể ăn ngày 1 bữa, ít nhất 3 – 4 bữa / tuần.
- Trẻ 1-3 tuổi: ngày bé ăn 1 món hải sản nấu cháo hoặc ăn bún, miến, súp … mỗi ngày. bữa ăn 30-40g hải sản.
- Trẻ từ 4 tuổi trở lên: mỗi ngày bé có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản, mỗi bữa ăn 50 – 60g hải sản, nếu ghẹ thì ½ con / bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con / bữa (100g cả con).
Cháo cua cho bé ăn dặm có tác dụng gì
Khoáng chất (canxi, đồng, kẽm, sắt, kali…) trong cua góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, khỏe mạnh và giúp trẻ tăng trưởng đều đặn.
Cháo cua biển thúc đẩy xương chắc khỏe
Canxi và phốt pho là những khoáng chất được tìm thấy nhiều nhất trong cơ thể và là những nguyên tố cần thiết cho răng và xương. May mắn thay, cua có lượng tốt cả hai, rất cần thiết cho nhu cầu đang phát triển của em bé.
Cháo cua biển tốt cho não bộ
Với một loạt các chất dinh dưỡng bao gồm đồng, axit béo omega-3 và Vitamin B2 tất cả đều cần thiết cho nhận thức và hoạt động lành mạnh trong hệ thần kinh của bé. Bằng cách tăng cường myelin và bảo vệ hệ thần kinh, đồng thời giảm viêm và mảng bám trong đường dẫn thần kinh, rất tốt cho não bộ của trẻ em.
Cháo cua biển giúp tăng khả năng miễn dịch
Trẻ sơ sinh giống như nam châm đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Selenium rất quan trọng để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bé. Selenium, có trong thịt cua, có liên quan trực tiếp đến việc kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch, và cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể bé khỏi các bệnh mãn tính.
Cháo cua nấu với rau gì cho bé?
Cháo cua cho bé có thể kết hợp với nhiều loại rau củ khác nhau như bí đỏ, cà rốt, khoai mỡ,… cùng chúng tôi tham khảo một số loại rau giải đáp cho câu hỏi cháo cua biển nấu với rau gì
Cháo cua nấu với bí đỏ
Bí đỏ là một loại thực phẩm rất giàu Vitamin A, C, tinh bột, …rất tốt đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Ăn bí đỏ sẽ giúp não bé phát triển tốt hơn và thông minh hơn. Bên cạnh đó hàm lượng vitamin C có trong bí đỏ sẽ giúp hệ miễn dịch của bé mạnh hơn để chống lại nhiều bệnh tật.
Cháo cua nấu với cà rốt
Trong cà rốt có một lượng beta-carotene khá dồi dào, Beta-carotene là một chất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh ở trẻ em. Khi hấp thu vào cơ thể Beta-carotene sẽ được chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt trẻ thêm khỏe mạnh và sáng tinh anh hơn. Ngoài ra chất xơ trong cà rốt còn giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả, tiêu hóa tốt hơn.
Cháo cua nấu với mồng tơi
Rau mồng tơi có tính hàn giúp làm mát cơ thể, giải nhiệt tốt. Vì chứa nhiều chất xơ nên ăn rau mồng tơi sẽ giúp trị táo bón, nhuận tràng rất tốt. Toàn bộ phần lá và thân cây mồng tơi đều chứa dồi dào vitamin A cũng như cà rốt giúp mắt sáng và khỏe mạnh. Lưu ý khi nấu cháo cua mồng tơi thì dùng cua đồng sẽ ngon hơn cua biển nhé.
Cháo cua nấu với khoai mỡ
Trong khoai mỡ có nhiều carbohydrates, chất xơ và mangan, giàu chất xơ và ít chất béo rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Bí quyết chọn cua nấu cháo cho bé ăn dặm
Để có món cháo cua biển cho bé vừa thơm ngon lại bổ dưỡng, các mẹ cần chọn những con cua khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thịt chắc, nặng, để chắc chắn rằng bé ăn được món cháo tươi ngon sau khi chế biến. Để tránh mua cua thịt không ngon mẹ bé nên hạn chế mua cua “ngộp” hoặc bị ướp đá, tốt nhất nên mua cua sống về chế biến ngay.
Bên cạnh đó, các mẹ nên chọn những con cua chuyển động linh hoạt, mai cua phải còn nguyên vẹn, cua còn đủ chân và càng. Chân càng, cũng phải gắn chặt vào thân, ngoài ra nếu bạn muốn ăn cua nhiều thịt thì nên chọn cua đực vì con cua cái thường nhiều gạch và ít thịt hơn.
Cuối cùng, sau khi mua về, bạn cần phải thật kỹ làm sạch cua, bỏ hết phần yếm và vỏ, chỉ giữ lại phần thịt cua. Để chắc chắn rằng bé không bị hóc hoặc bị xước miệng các mẹ cần phải đảm bảo không còn vỏ cua lẫn trong thịt trong quá trình tách vỏ cua.
6 cách nấu cháo cua biển cho bé ăn dặm
Thịt cua vừa bổ dưỡng lại ngon giúp ích nhiều cho sự phát triển cho trẻ nhỏ. dưới đây là một số cách nấu cháo cua cho bé ngon bổ dưỡng.
Cua nấu cháo cà rốt cho bé
Do có vị ngọt rất dễ chinh phục các bé nên Cà rốt là loại rau củ quả được ưu tiên cho bé ở thời kỳ tập ăn dặm từ 6 tháng tuổi.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thịt cua biển làm sẵn: 100g
- Cà rốt: 1 củ
- Bắp ngô: 1/2 trái
- Hành khô: 1 củ
- Rau mùi: 1 nhánh
- Gạo tẻ: lượng vừa phải
- Gia vị: hạt nêm, đường, muối, dầu ăn cho trẻ.
Cách nấu cháo cua biển cà rốt như sau:
Đầu tiên cho cua vào luộc với sả và một ít gừng. tiếp đến, cẩn thận gỡ thịt cua, tránh để sót vỏ cua trong thịt. Bắp ngô gỡ lấy hạt rồi đem xay với nước. Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng với nước ngô xay rồi bắc lên bếp đun. Bạn cắt nửa củ cà rốt thành miếng to cho vào nồi để nước ngọt hơn. Nửa củ cà rốt còn lại đem băm nhỏ để bé dễ ăn.
Sau khi cháo sôi, cà rốt bắt đầu mềm, bạn vớt bỏ các miếng cà rốt hầm ra nghiền nhuyễn và cho thêm cà rốt đã băm nhuyễn vào nấu chín. Tiếp đến xé thịt cua tơi ra, hành băm nhỏ nửa củ rồi cho dầu ăn vào chảo để phi. Phi thật thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay.Cuối cùng cho cháo ra bát nhỏ, rắc thịt cua lên trên, cuối cùng cho thêm rau mùi, dầu ăn dành cho bé ăn dặm vào, trộn đều rồi cho bé thưởng thức.
Cua nấu cháo rau bồ ngót
Rau ngót là loại có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ em. Vừa giàu vitamin nhóm B, vitamin C, nhiều đạm và beta carotene. Lượng vi chất này chuyển hóa trong cơ thể thành vitamin A giúp mắt trẻ thêm tinh anh và có sức khỏe tốt.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thịt cua biển làm sẵn: 100g
- Gạo tẻ: lượng vừa phải
- Rau bồ ngót: tùy theo khẩu vị của bé, nên thử cho bé ăn ít tới nhiều.
- Gia vị: hạt nêm, đường, muối, dầu ăn cho trẻ.
Rau bồ ngót và cua biển nấu cháo cho bé:
Đầu tiên cho cua vào luộc với sả và một ít gừng. tiếp đến, cẩn thận gỡ thịt cua, tránh để sót vỏ cua trong thịt. Nhặt sạch rau bồ ngót rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút, vớt ra, vẩy ráo xong thái nhuyễn. Gạo trắng cho vào nồi nhỏ nấu cháo đun sôi. Cho phần thịt cua đã chuẩn bị và rau ngót cắt nhỏ vào nồi. Nấu cùng cho đến khi dậy mùi thơm, rau chín mềm thì cho gia vị, dầu ăn cho trẻ nêm nếm rồi tắt bếp.
Cua nấu cháo khoai mỡ
Khoai lang mỡ cũng giống như men tiêu hóa, giúp kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thịt cua biển làm sẵn: 100g
- Mỡ heo: 10g
- Thịt heo nạc: 10g
- Khoai mỡ: 100g
- Hành, ngò gai
- Gia vị: hạt nêm, đường, muối, dầu ăn cho trẻ.
Thêm khoai mỡ nấu cháo cua cho bé:
Thịt heo nạc thái mỏng, mỡ heo cắt nhỏ rồi xay mịn cùng với thịt cua. Nêm nếm gia vị rồi dùng muỗng quết thịt lại cho thật mịn. Để thịt xay khoảng 15 phút rồi lấy khoai mỡ rửa sạch, gọt vỏ, nạo nhuyễn.
Cho 200ml nước vào nồi đun sôi. Vo phần chả cua thành từng viên nhỏ rồi thả vào đến khi các viên chả cua nổi lên thì vớt ra.
Sau đó bạn cho khoai mỡ vào nồi, nấu thành cháo sệt cho bé. Khi cháo sôi thì cho chả cua vào nấu chung, khi sôi lại thì tắt bếp. Cuối cùng cho cháo ra tô, rắc hành, ngò gai thái nhuyễn lên trên và cho trẻ thưởng thức.
Cua nấu cháo bí đỏ
Ngoài thơm ngon Bí đỏ còn là thực phẩm bổ dưỡng với bé. Vậy nên, các mẹ hãy học ngay cách nấu cháo bí đỏ với cua để bé ăn phát triển tốt nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thịt cua biển làm sẵn: 100g
- Bí đỏ: 25g
- Hạt sen tươi: 25g
- Gạo tẻ: lượng vừa phải
- Gia vị: hạt nêm, đường, muối, dầu ăn cho trẻ.
Cách nấu cháo cua biển cho bé:
Gạo vo sạch rồi cho nước vào nồi ninh nhừ thành cháo. Bí đỏ thì gọt sạch vỏ, thái nhỏ xong cho vào nồi nấu cùng cháo hoặc hấp chín mềm. Hạt sen tách bỏ tim sen, nhặt bỏ hạt sâu và luộc hoặc hấp cùng bí đỏ cho mềm rồi nghiền nhuyễn ra.
Thịt cua đã chuẩn bị xé nhỏ, hoặc nghiền nhuyễn mịn. Đặt chảo lên bếp rồi cho một ít dầu ăn vào để xào thịt cua, nêm thêm gia vị cho vừa ăn.
Tiếp đến cho hạt sen, bí đỏ và cua vào nồi cháo rồi tiếp tục đun sôi. Để cháo không dính đáy nồi gây cháy thì trong quá trình nấu bạn nên dùng thìa khuấy đều nhé. Cuối cùng nêm thêm gia vị cho hợp khẩu vị của bé rồi tắt bếp. Cháo nên để nguội và múc ra bát cho bé, trộn 1 thìa súp dầu ăn dành cho bé ăn dặm để thưởng thức.
Cua nấu cháo mồng tơi
Rau mồng tơi là loại rau giàu dinh dưỡng dễ tiêu hóa cho bé, cung cấp Carotenoid, Polysaccharide phi tinh bột giảm hấp thụ Cholesterol, ngăn ngừa các vấn đề về đường ruột rất tốt.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thịt cua biển làm sẵn: 100g
- Rau mồng tơi băm nhỏ 20g
- Cháo 1 chén
- Bơ lạt 5g
- Nước dùng gà
- Gia vị: hạt nêm, đường, muối, dầu ăn cho trẻ.
Mồng tơi nấu cháo cua cho bé:
Thịt cua đã chuẩn bị xé nhỏ, hoặc nghiền nhuyễn mịn. Đặt chảo lên bếp rồi cho một ít dầu ăn vào để xào thịt cua, nêm thêm gia vị cho vừa ăn. Tiếp đó cho cháo và nước dùng gà vào nồi đảo đều rồi cho rau vào, nêm xíu nước mắm rồi đợi đến rau nhừ cháo sôi thì tắt bếp.
Cua nấu cháo rau dền
Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, rau dền còn rất ngon, dễ chế biến, màu sắc đẹp chế biến được thành nhiều món cho bé.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thịt cua biển làm sẵn: 100g
- Cháo đặc 1 chén
- Rau dền băm nhuyễn 20g
- Gia vị: hạt nêm, đường, muối, dầu ăn cho trẻ.
Rau dền nấu cháo cua biển cho bé:
Các mẹ đun sôi nước, cho thịt cua đã băm nhuyễn và rau dền vào nấu chín. Sau đó cho hỗn hợp vào cháo đặc xong khuấy đều, nêm dầu ít muối cho trẻ. Cuối cùng múc cháo ra bát, cho bé ăn khi còn ấm.
Lưu ý khi nấu cháo cua cho bé
Cua biển được xem là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng mẹ vẫn nên cẩn thận khi cho bé ăn, Vì của biển là một trong những thực phẩm gây dị ứng đặc biệt là với trẻ dưới 1 tuổi:
- Thời gian đầu mới cho bé ăn cua, bạn nên cho trẻ làm quen với các món ăn có thịt cua 2-3 ngày liên tục và quan sát kỹ xem bé có các triệu chứng dị ứng hay không khó thích nghi hay không.
- Lượng thịt cua mà bạn cho trẻ ăn nên từ ít tới nhiều, vì cua có rất nhiều đạm nên phần thịt cua nên ít hơn định lượng so với thịt heo, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.
- Bạn chỉ cho bé ăn thịt cua, không ăn gạch để tránh bị đầy hơi, khó tiêu vì cho bé ăn cua.
Chế biến cua hải sản không đúng cách cũng có thể gây bất lợi cho cơ thể của bé. Những loại hải sản chưa qua chế biến (cua,gỏi cá, hàu sống, hàu, mực nướng …) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng. Đó là lý do dẫn đến nhiều trường hợp bị nhiễm trùng đường ruột khi ăn hải sản. Ngày nay, khi môi trường ngày càng ô nhiễm, một nguy cơ khác khi ăn nhiều hải sản là khả năng nhiễm các kim loại nặng như thủy ngân.
Khi trẻ còn đang trong giai đoạn ăn bột, cháo: tốt nhất nên xay, nghiền nhỏ cua, cá, tôm để nấu bột hoặc nấu cháo, nếu là cá nhiều xương thì nên luộc cá, lọc bỏ xương, lấy phần nạc. Cá có thể xay sống như xay thịt bỏ bột, nấu cháo cho trẻ em, với cua đồng thì lọc lấy nước nấu cháo, tôm to thì bóc vỏ rồi xay hoặc băm nhỏ, với những con tôm quá nhỏ thì xay nhuyễn. có thể lọc lấy nước như nấu bột cua. Điều quan trọng nhất là phải nấu chín kỹ trẻ không cho ăn đồ sống.
Với những lợi ích dinh dưỡng không thể phủ nhận của cua biển, hy vọng với 6 cách nấu cháo cua cho bé ăn dặm trên đây giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Mẹ có thể cho bé ăn hàng ngày nhưng phải tập cho bé ăn từng món, từ ít đến nhiều, chọn thức ăn tươi và nấu chín. để tránh dị ứng và ngộ độc thực phẩm ở trẻ em.