5 Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sạch sẽ, an toàn và khoa học

Vi khuẩn tồn tại trong miệng của trẻ sơ sinh giống như cách chúng tồn tại trong miệng của chúng ta. Nhưng trẻ sơ sinh có ít nước bọt hơn chúng ta, điều này khiến cho miệng bé khó rửa trôi lượng sữa dư. Sữa dư cũng có thể tích tụ trên lưỡi của bé, gây ra một lớp phủ màu trắng.

Áp dụng các cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh giúp giữ vệ sinh cho răng miệng và loại bỏ cặn sữa, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, mắc bệnh do vi trùng tăng lên trong miệng trẻ sơ sinh.

Cach ro luoi cho tre so sinh
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sạch sẽ, an toàn và khoa học

Tại sao mẹ cần phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Trong những tuần đầu sau khi bé chào đời, bạn có thể nhận thấy lưỡi của bé trông trắng sau khi bú. Đây là một nguyên nhân phổ biến của sự tích tụ sữa dư tạo lớp nền trắng ở lưỡi. Trẻ sơ sinh không có nhiều nước bọt như trẻ lớn nên có ít chất lỏng trong miệng để làm sạch lưỡi.

Bác sĩ chuyên khoa nhi, Nguyễn Thanh Liêm (Giáo sư, Tiến sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmes) cho biết:

Nếu lưỡi của trẻ sơ sinh không được làm sạch, vi sinh vật bắt đầu xâm chiếm trong các rãnh lưỡi. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là làm sạch sữa thừa hoặc các hạt thức ăn có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ vi khuẩn có khả năng gây bệnh nướu răng ở trẻ nhỏ.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết, tuy nhiên rơ lưỡi cho bé ngày mấy lần còn phụ thuộc vào trẻ của bạn đang bú như thế nào. Uống sữa ngoài sẽ cần rơ thường xuyên hơn là sữa mẹ.

Ro luoi cho tre so sinh ngay may lan
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần

Nếu trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn

Nếu như bé bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ thông qua bình sữa thì không cần phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thường xuyên. Vì khi bú mẹ, lưỡi của bé được cọ vào núm ti của mẹ nên rất ít khi bị đọng sữa lại. Trong trường hợp này mẹ chỉ cần rơ lưỡi cho bé 2 đến 3 ngày 1 lần là được.

Trẻ bú sữa mẹ và thêm sữa ngoài

Mẹ cần rơ lưỡi mỗi ngày 1 lần cho trẻ nếu trẻ vẫn còn bú sữa mẹ nhưng có bú thêm sữa công thức. Sau khi tắm là thời điểm rơ lưỡi thích hợp nhất. Bên cạnh đó, để làm sạch miệng trẻ sơ sinh sau khi bú bình, mẹ nên cho trẻ uống từ 1 – 2 thìa nước ấm nhé.

Trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn

Mẹ nên rơ lưỡi trẻ sơ sinh 2 lần 1 ngày nếu trẻ uống sữa bột hoàn toàn. Lưỡi bé rất dễ bị đóng cặn khi uống sữa bột, điều này khiến bé bị tưa lưỡi hay đen lưỡi dẫn tới tình trạng viêm lưỡi, lười bú, viêm họng, ảnh hưởng tới vị giác của bé. Tốt nhất, cứ sau mỗi cữ bú, mẹ cần tráng miệng cho trẻ 1 đến 2 thìa nước ấm.

plant
SALE gì cũng rẻ [SHOPEE: 0₫]
  • Freeship siêu tiết kiệm, giao hàng nhanh chóng.
  • Vô vàn sản phẩm chất lượng cùng ưu đãi
  • +123.2 triệu lượt truy cập tin dùng.

Lưu ý có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày không:

  • Sau khi ăn sáng xong khoảng 2 tiếng là thời điểm tốt nhất để mẹ rơ lưỡi cho bé.
  • Không nên rơ lưỡi em bé sau khi bú xong vì khi này bé sẽ dễ bị ọc và trào ngược sữa.
  • Không nên rơ lưỡi cho bé trước khi ăn sáng vì thời gian này bụng bé còn rỗng rất dễ bị nôn khan.
  • Nếu mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu biếng ăn, đau lưỡi, đen lưỡi, thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để được thăm khám ngay.
  • Mẹ cũng nên lựa chọn Gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất, tránh gạc bẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch, chuẩn khoa học

Rơ lưỡi giảm nhiễm trùng răng miệng và ngăn ngừa tích tụ vi khuẩn. Nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách rơ lưỡi đúng cách chuẩn khoa học và Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì tốt không ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé.

ro luoi cho tre so sinh bang gi cho sach
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lí là dung dịch rơ miệng an toàn, được khuyên dùng trong cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh khoa học và sạch sẽ nhất. Mẹ chỉ cần quấn gạc vô trùng quanh ngón tay trỏ rồi thấm vào nước muối sinh lý rồi lau nhẹ nhàng trên lưỡi bé.

Nếu trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi hay nấm lưỡi, thì mẹ làm ít nhất 1 lần 1 ngày cho đến khi tình trạng tưa lưỡi và nấm đỡ dần.

Mẹ nên lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh:

  • Mẹ nên thực hiện thao tác rơ lưỡi lúc bé chưa bú sữa hoắc sau khi bú 2,3 tiếng vì rơ lưỡi có thể kích thích khiến trẻ nôn ói.
  • Mẹ cần vệ sinh tay mình sạch sẽ trước khi rơ lưỡi em bé, và nên thực hiện nhẹ nhàng tránh cọ xát mạnh vào lưỡi làm đau, chảy máu lưỡi trẻ.
  • Nếu Bé không chịu rơ lưỡi tốt nhất mẹ nên rơ theo thứ tự từ hai bên má và trong vòm miệng trước rồi mới rơ lưỡi cuối cùng, rơ miệng từ ngoài vào trong để trẻ quen và giảm bớt cảm giác khó chịu.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Tuy mật ong có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm khá tốt nhưng mật ong cũng chứa các độc tố từ vi khuẩn clostridium botulinum gây nên chứng liệt cơ và gây nguy hiểm cho hệ thần kinh. Nguy hiểm hơn, chất này còn có thể làm trẻ sơ sinh bị ngộ độc nặng ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy các bé còn nhỏ cơ thể nhạy cảm và yếu ớt nên mẹ không rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi.

Chỉ nên rơ lưỡi cho bé bằng mật ong khi bé đã được 1 tuổi, khi này, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện tương đối nên sẽ hạn chế được tình trạng bị ngộ độc mật ong hay bị dị ứng.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong mẹ thực hiện theo các bước sau:

  • Mẹ nên chọn loại mật ong rừng nguyên chất, tránh các loại có pha tạp chất. Vì mật ong pha tạp chất có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Mẹ rửa tay sạch sẽ rồi dùng gạc sạch quấn quanh ngón tay trỏ, sau đó nhúng ngón tay vào mật ong và rơ khắp vòm miệng của trẻ trước để lấy cảm giác. Cuối cùng rơ lưỡi để trẻ giảm cảm giác khó chịu.
  • Lưu ý để làm sạch miệng của bé, sau khi rơ lưỡi cho bé xong, mẹ nên cho bé uống 1 đến 2 thìa nước ấm.
cach ro luoi cho tre so sinh bang la he va mat ong
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ và mật ong

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Mẹ đem rửa sạch lá hẹ rồi đập dập, sau đó cho ít nước sôi vào khuấy đều. Chắt lấy nước để dùng rơ lưỡi, đầu tiên quấn gạc vô trùng quanh ngón tay rồi thấm nước lá hẹ để rơ. Với cách rơ lưỡi cho bé sơ sinh bằng lá hẹ này mẹ nên áp dụng 2 lần sáng và tối. Tránh chà xát mạnh gây chảy máu miệng, nhiễm trùng lưỡi của bé.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót

Mẹ mang rau ngót rửa sạch rồi đun sôi cùng với nước muối loãng. Khi nước đã nguội, nghiền lá rau ngót ra rồi chắt lấy nước. Với cách rơ lưỡi cho bé sơ sinh bằng rau ngót này mẹ cũng nên áp dụng 2 lần sáng và tối. Tránh chà xát mạnh gây chảy máu miệng, nhiễm trùng lưỡi của bé, và rửa sạch tay trước khi rơ lưỡi nhé.

Video cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là video giải đáp cho câu hỏi rơ lưỡi cho bé sơ sinh bằng gì và rơ lưỡi cho bé sao cho đúng cách: Tại đây

Cảnh giác nếu trẻ sơ sinh bị bệnh tưa miệng

Chú ý vệ sinh khoang miệng trẻ sơ sinh thật sạch, vệ sinh luôn cả các dụng cụ dùng cho bé như đầu ti và bình sữa để phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây suy giảm hệ miễn dịch.

Trẻ bị tưa miệng là gì?

Tưa miệng là một bệnh nhiễm trùng ở bề mặt miệng tạo ra những màng giả màu trắng, đặc biệt nhiều và dễ nhìn thấy trên bề mặt lưỡi. Những màng giả ăn sâu vào niêm mạc lưỡi, vòm họng, này phát triển nhanh khó bóc và nếu bóc đi dễ đau rát, chảy máu. Bệnh tưa miệng ở trẻ sơ sinh thường do nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Do một loại ký sinh là nấm candida albicans sống trong miệng, ở điều kiện thuận lợi loại ký sinh này trở thành tác nhân gây bệnh tưa miệng.
  • Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh dễ bị tưa do bài tiết ít nước bọt và niêm mạc miệng ở môi trường toàn PH thấp.
  • Dụng cụ cho trẻ ăn là nguyên nhân gây bệnh tưa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: bình sữa có núm vú, chén, cốc,… không sạch.
  • Trường hợp ít xảy ra là lây qua đường sinh dục của mẹ bị nấm trong lúc sinh đẻ.

Triệu chứng tưa miệng ở trẻ sơ sinh

  • Ban đầu đầu lưỡi xuất hiện những chấm trắng nhỏ, sau đó thành đốm trắng to trên mặt lưỡi và lan sang hai bên niêm mạc vòm miệng, má dần dần tạo thành từng đám màu trắng sữa (màu xám hay vàng kem) khó bóc.
  • Trẻ bú kém, biếng ăn,.
  • Trẻ quấy khóc vì đau rát trong miệng.
  • Trường hợp nặng trẻ bị ho, tiêu chảy, viêm phế quản phổi.

Cách chăm sóc và chữa tưa miệng cho trẻ sơ sinh

  • Rửa tay thật sạch.
  • Bế trẻ hoặc để trẻ nằm cố định trên giường.
  • Quấn miếng gạc mềm quanh đầu ngón tay trỏ một lượt hoặc đeo miếng gạc tưa lưỡi dạng ống vô trùng có bán sẵn.
  • Nhúng ngón tay vào thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh nyst 500.000đv.
  • Đầu tiên mẹ chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ sơ sinh để trẻ mở miệng ra rồi đưa nhẹ ngón tay trỏ vào mặt trên của lưỡi. Từ từ lau trong lưỡi kéo ra ngoài rồi bỏ miếng gạc đó đi và lặp lại lần động tác này 2 lần nếu trẻ có nhiều mảng tưa bám trắng (không đưa ngón tay quá sâu vào họng của trẻ và không để mảng tưa rơi vào miệng trẻ tránh gây kích thích nôn trớ).
  • Tiếp đến dùng miếng gạc sạch khác lau trên vòm miệng, mặt trong 2 bên má, và phần nướu của trẻ.
  • Với cách này mẹ bé nên đánh tưa bằng dung dịch chứa hoạt chất chống nấm 4 lần 1 ngày
  • Sử dụng cách chăm sóc và chữa tưa miệng cho trẻ sơ sinh bằng thuốc liên tục đến khi các nốt tưa lưỡi hết hẳn, cuối cùng đánh tưa thêm 2 ngày nữa là được.

Vệ sinh răng miệng bằng cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh rất tốt, nên bắt đầu từ khi bé còn nhỏ. Mặc dù em bé sẽ không nhớ rằng lưỡi và nướu của chúng được làm sạch khi còn sơ sinh, nhưng thói quen này góp phần vào sức khỏe răng miệng nói chung và giúp chúng duy trì những thói quen tốt khi chúng lớn lên.

plant
SALE gì cũng rẻ [SHOPEE: 0₫]
  • Freeship siêu tiết kiệm, giao hàng nhanh chóng.
  • Vô vàn sản phẩm chất lượng cùng ưu đãi
  • +123.2 triệu lượt truy cập tin dùng.
0 0 votes
Article Rating
Tin liên quan
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments