Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay, ngón chân phải làm sao

Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay, ngón chân là hiện tượng bong lớp ngoài của da (biểu bì). Bong tróc da ở tay và chân của trẻ em có thể được gây ra bởi tổn thương trực tiếp trên da hoặc do nhiều loại bệnh, rối loạn và tình trạng từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Tre em bi troc da dau ngon tay
Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay

Nguyên nhân bé bị lột da đầu ngón tay ngón chân

Nguyên nhân phổ biến là dị ứng và nhiễm trùng. Tuy nhiên, trẻ em bị bong da tay chân có thể là dấu hiệu của một số tình trạng hiếm gặp, nhưng nghiêm trọng nếu không có chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Dị ứng tác động từ môi trường

Da trên đầu ngón tay của trẻ có thể bị bong tróc nếu trẻ bị dị ứng với thứ gì đó mà trẻ tiếp xúc. Ví dụ, em bé của bạn tiếp xúc với niken, nhựa trong đồ chơi hằng ngày của trẻ. Dị ứng này sẽ gây đỏ da và ngứa và phồng lên và cuối cùng là bong tróc.

Ngoài ra một số bệnh như viêm da cơ địa hay viêm da đầu ngón tay và bệnh á sừng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị tróc da đầu ngón tay

  • Viêm da dị ứng: Khi tiếp xúc với các chất dị ứng như xà phòng, nước hoa… khiến bé bị bong da tay, da chân …
  • Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm tay: đây là một trong những bệnh lý phổ biến nhất dẫn đến tình trạng bé bị bong da tay da chân. Nguyên nhân có thể do môi trường sống bị ô nhiễm, không khí có các dị nguyên như bụi, len, dạ, rệp, bọ, lông động vật, dị ứng với thức ăn hoặc do thời tiết…
  • Bệnh á sừng: là một dạng viêm da cơ địa có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường trở nặng vào mùa đông khi thời tiết lạnh và hanh khô gây khô, bong tróc, chảy máu, nứt nẻ, làm tổn thương các vùng da trên cơ thể.
Nguyen nhan be bi lot da dau ngon tay
Nguyên nhân bé bị lột da đầu ngón tay

Trẻ tróc da tay do thời tiết

Khí hậu khô khan như vào mùa đông có thể khiến bé bị xước da đầu ngón tay và nứt nẻ. Ngoài ra tróc da tay chân ở trẻ em cũng có thể phát triển trong những tháng mùa hè. Điều này có thể là do đổ mồ hôi quá nhiều hoặc là kết quả của các chất kích thích được tìm thấy trong thuốc xịt côn trùng và kem chống nắng.

Thường xuyên mút ngón tay

Mút ngón tay cũng có thể là nguyên nhân gây khô da và bong tróc ở trẻ em. Điều này hết sức bình thường, không có gì lạ khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi mút ngón tay cái. Nhiều trẻ em phát triển thói quen này một cách tự nhiên. Tuy nhiên nếu con bạn đang mút ngón tay cái hoặc ngón tay của chúng đến mức bong tróc hoặc có vết nứt hãy tạo thói quen cho trẻ. Tạo thói quen không mút ngón tay hạn chế tình trạng bong da đầu ngón tay ở trẻ.

Thường xuyên rửa tay

Mặc dù có thể giữ vệ sinh và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn bằng cách rửa tay thường xuyên. Tuy nhiên, nếu rửa tay quá thường xuyên, khiến da của bé bị khô, đầu ngón tay bị lột da, bàn tay bong tróc và có thể dẫn đến nứt nẻ.

Tróc da do thiếu hoặc thừa vitamin

Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Bổ sung quá ít hoặc quá nhiều vitamin có thể khiến trẻ em bị tróc da đầu ngón tay. Bệnh Pellagra là một tình trạng xuất phát từ việc thiếu vitamin B3 (niacin) trong chế độ ăn uống. Bệnh này thường xuất phát từ chế độ ăn uống kém. Ngoài ra nếu bạn nhận quá nhiều vitamin A, nó có thể khiến móng tay bị nứt và da bị kích thích. gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu…

Tre bi lot da tay chan do thieu vitamin
Trẻ bị lột da tay chân do thiếu vitamin

Mắc bệnh lý tự miễn

Bệnh vẩy nến: Trẻ bị bong tróc da đầu ngón chân, ngón tay có thể là một triệu chứng của bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến là một tình trạng da mãn tính có thể xuất hiện dưới dạng mảng bám màu bạc hoặc các tổn thương khác trên da.

plant
SALE gì cũng rẻ [SHOPEE: 0₫]
  • Freeship siêu tiết kiệm, giao hàng nhanh chóng.
  • Vô vàn sản phẩm chất lượng cùng ưu đãi
  • +123.2 triệu lượt truy cập tin dùng.

Bệnh keratolysis: Chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Nó xảy ra trong vài tuần và các triệu chứng xuất hiện ở ba giai đoạn khác nhau. Đầu tiên một cơn sốt cao kéo dài trong năm ngày trở lên làm đầu ngón tay trẻ bị bong tróc thường về sau đỏ và sưng lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Bệnh truyền nhiễm

Một trong những nguyên nhân bé bị lột da đầu ngón tay ngón chân là mắc các bệnh như sở, bạch cầu đơn nhân, sốt phát ban, nhiễm nấm Candida, virus hoặc hội chứng bỏng da do tụ cầu ( bong da và phồng rộp do nhiễm Staphylococcus nghiêm trọng).

Cách chăm sóc trẻ bị lột da đầu ngón tay ngón chân

Tắm và rửa tay đúng cách

Tắm nước quá nóng và tắm lâu có thể làm mất lượng dầu tự nhiên trên da của trẻ. Chỉ nên sử dụng nước ấm nhẹ thay vì nước nóng để tắm và rửa tay cho trẻ. Bên cạnh đó chỉ nên tắm trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút cùng với việc sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ. Để tránh dị ứng gây ra khó chịu cũng như bong tróc da tay chân tốt nhất là chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Rua tay dung cach tranh xo da dau ngon tay
Rửa tay đúng cách tránh xơ da đầu ngón tay

Dùng kem dưỡng ẩm

Vào những ngày đông lạnh giá, thời tiết hanh khô, khiến tình trạng khô da, nứt nẻ ở trẻ càng diễn biến rõ rệt hơn. Lựa chọn dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ luôn được đặt lên hàng đầu. Một số loại kem có chiết xuất từ thiên nhiên được sản xuất dành riêng cho em bé của bạn có thể khắc phục được tình trạng trẻ em bị bong da tay.

Mẹ bé chỉ cần dưỡng ẩm sau khi tắm để khóa ẩm và giúp da bé luôn mềm mại. Nếu chắc chắn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hoặc thay đổi sản phẩm kem dưỡng ẩm cho bé.

Bảo vệ da bé đúng cách

Làn da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện như người lớn. Rất mỏng manh và rất dễ bị tổn thương dẫn đến bong tróc. Để bảo vệ làn da trẻ trước những tác động từ bên ngoài như khô hanh thì mẹ bé nên tránh mang bé ra không khí lạnh hoặc gió mạnh ngoài trời. Cho bé mang găng tay bằng vải cotton hoặc lụa vào mùa đông để tránh các tác nhân ảnh hưởng từ bên ngoài.

Dùng sản phẩm vệ sinh phù hợp

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh về da ở trẻ như chốc lở, chàm sữa, hạt kê, hăm tã,.. nhưng phần lớn là do cha mẹ giữ vệ sinh không tốt cho bé, dẫn đến vi khuẩn phát triển trên da trẻ. Mẹ trẻ nên chọn loại sản phẩm vệ sinh chăm sóc phù hợp cho bé, tránh các sản phẩm chứa hóa chất gây hại hoặc tẩy rửa mạnh.

Áp dụng máy tạo độ ẩm không khí cho trẻ

Ngày nay, công nghệ càng hiện đại việc sử dụng máy tạo độ ẩm không chỉ giữ cho không khí trong phòng sạch sẽ và tinh khiết mà còn giúp bé khỏe mạnh. Để hạn chế các triệu chứng trẻ con và trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay hay bệnh chàm tay khô da bong tróc thì nên tham khảo sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ.

Tre bi lot da dau ngon tay ngon chan
Trẻ bị lột da đầu ngón tay ngón chân

Đọc thêm: trẻ 4 tháng ăn được hoa quả gì

9 cách điều trị trẻ em bị tróc da đầu ngón tay, ngón chân tại nhà

Có một số mẹo đơn giản và thay đổi lối sống mà cha mẹ có thể làm theo để giảm tình trạng trẻ bị tróc da tay bao gồm:

Uống nước đầy đủ

Nước rất quan trọng với làn da và sức khỏe, nước có tác dụng giữ ẩm cho da từ bên trong cơ thể, tăng độ đàn hồi làm ổn định cấu trúc da và kích thích phục hồi tế bào da bị tổn thương. Vì vậy, nếu bé bị lột da đầu ngón tay có thể do uống ít nước, không bổ sung đủ lượng nước cần thiết thường dẫn đến da bị khô và bong tróc. Bạn nên khuyên bé uống đủ nước bên cạnh nước lọc, có thể uống nước ép hoa quả tươi đều được.

Ăn uống lành mạnh

Trẻ em thường ăn vặt, ăn lung tung nhiều, điều này dẫn đến thói quen ăn uống không lành mạnh. Lâu ngày tình trạng này dẫn tới thiếu chất, ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề về da. Vì vậy, tạo thói quen ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng từ đa dạng thực phẩm như các loại đậu, thịt nạc, trái cây, rau củ, sữa chua,… Khi cơ thể trẻ ăn các thực phẩm lành mạnh này sẽ giúp cơ thể và làn da khỏe mạnh hơn.

Bổ sung vitamin nhóm B

Bổ sung các loại vitamin B, tốt nhất là từ nguồn thực phẩm tươi sạch hằng ngày như:

  • Vitamin PP: Thịt, cá, tôm, cua, ếch, lạc, vừng, đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu tương, đậu cô ve), rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí,
  • Vitamin B1: Các loại đậu (hạt) và ngũ cốc.
  • Vitamin B2: Thức ăn có nguồn gốc động vật và hạt ngũ cốc toàn phần.
  • Vitamin B9: Bổ sung từ các loại rau có lá.
  • Vitamin B12: Gan động vật.
Bo sung vitamin nhom B han che tre bi bong da ngon tay
Bổ sung vitamin nhóm B hạn chế trẻ bị bong da ngón tay

Dùng lô hội

Lô hội (nha đam) là một trong những biện pháp khắc phục làn da khô có thể giúp giảm nhẹ tình trạng kích ứng và tróc da đầu ngón tay của trẻ rất tốt. Chỉ cần cắt một phần lá nha đam, dùng muỗng cạo lấy phần gel rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da tay chân bong tróc trong khoảng 20 phút. Loại gel tự nhiên này là kem dưỡng ẩm tuyệt vời cho da mà nó còn tạo một lớp màng bảo vệ da, giúp làn da trở nên mềm mại hơn. Chú ý bôi lên vùng bị kích ứng ít nhất hai lần một ngày rồi để yên cho tới khi khô để đạt hiệu quả tốt nhất.

Dầu ô liu

Dầu ô liu có chứa hàm lượng omega 3 và nhiều axit béo cần thiết khác có lợi cho da cũng như sức khỏe của bạn. Vì lành tính nên luôn là sự lựa chọn hàng đầu khi chữa nhiều vấn đề về da như bong tróc da khô,và bị mụn.

Đối với trẻ em cũng vậy dầu dừa là phương pháp chữa trẻ em bị tróc da đầu ngón tay, ngón chân giúp tay trẻ được dưỡng ẩm và nuôi dưỡng tốt. Chỉ cần thêm một ít tinh dầu ô liu vào nước rửa tay của trẻ hàng ngày và massage bàn tay với dầu ô liu sau khi rửa tay là được.

Dùng dầu dừa

Dầu dừa nguyên chất thường được sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm da tay hàng ngày. Trong dầu dừa có chứa các axit béo có tác dụng giữ lại độ ẩm bị mất của cơ thể, ngăn ngừa da tay khô, nứt nẻ bong tróc.

Mẹ thoa dầu dừa khắp tay trẻ, massage nhẹ nhàng khoảng 1 – 2 phút trước khi đeo găng tay hoặc để qua đêm. Tốt nhất, nên thoa dầu dừa cho trẻ trước khi đi ngủ để tránh bị rửa trôi hay bám bụi. Sáng hôm sau rửa lại tay bằng nước ấm vào rồi dùng dầu dừa dưỡng tay trong ngày là được

Dau dua chua tri be bi troc da tay chan
Dầu dừa chữa trị bé bị tróc da tay chân

Dùng dưa chuột

Chắc hẳn mọi người đều biết công dụng chăm sóc da, dưỡng cho da mềm mại cùng như chữa trị mụn của dưa chuột. Một số chất dinh dưỡng bên trong dưa chuột giúp chữa lành vết thương, chống viêm, và quan trọng là hỗ trợ phục hồi tế bào da nhanh hơn.

Bên cạnh đó, dưa chuột còn giúp da giảm kích ứng, lấy lại độ ẩm tự nhiên. Chỉ cần lấy dưa chuột, rửa sạch cắt thành lát mỏng rồi xoa nhẹ lên ở tại vùng da bị bong tróc của trẻ. Để thấy hiệu quả nên thực hiện cách này thường xuyên mỗi ngày cho trẻ.

Dùng sữa

Ngoài là một thứ thức uống tuyệt vời nhiều dinh dưỡng sữa còn có tác dụng nuôi dưỡng da và dưỡng ẩm rất tốt. Ngâm tay trẻ vào sữa ấm trộn cùng ít mật ong có thể giúp chăm sóc và chữa bong tróc da tay hiệu quả. Bên cạnh đó nếu trẻ uống sữa thường xuyên thì hàm lượng chất béo cao sẽ cải thiện nhanh hơn khi bị lột da ngón tay, ngón chân.

Dùng chuối và mật ong

Công thức mật ong cùng chuối giúp da tay của trẻ luôn mềm mại, mịn màng vì hỗn hợp này bổ sung và duy trì độ ẩm cho da.

Chỉ cần mẹ trẻ rửa sạch rồi cắt chuối thành nhiều lát mỏng nhớ để cả vỏ chuối nhé. Trong vỏ chuối có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho da rồi mang đi xay nhuyễn chuối. Cuối cùng trộn đều với mật ong thành một hỗn hợp để thoa lên da tay.

Thoa đều hỗn hợp thu được lên tay lên chân bị bong tróc trong 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Nên áp dụng công thức trên 2-3 lần/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu trẻ dị ứng với mật ong, bạn có thể thay bằng sữa chua.

Troc da tay chan o tre em
Tróc da tay chân ở trẻ em

Các biến chứng bong da đầu ngón tay ở trẻ

Biến chứng khi bé bị lột da đầu ngón tay, ngón chân ở trẻ em phụ thuộc vào bệnh tiềm ẩn, rối loạn hoặc tình trạng của bệnh. Ưu tiên hàng đầu là xác định và điều trị nguyên nhân trẻ bị lột da đầu ngón tay ngón chân để giảm thiểu bất kỳ biến chứng tiềm nguy hiểm.

Trong một số trường hợp, trẻ bị bong da tay cũng có thể dẫn đến các biến chứng, đặc biệt là nếu nó dẫn đến bệnh về da và nhiễm trùng. Biến chứng bao gồm:

  • Thay đổi vĩnh viễn trong kết cấu da hoặc sẹo
  • Thay đổi màu da vĩnh viễn
  • Ung thư
  • Nhiễm trùng
  • Nhiễm vi khuẩn hoặc nấm của da
  • Viêm mô tế bào (nhiễm trùng da và các mô xung quanh do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm đang phát triển)
  • Vết loét và vết thương hở

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Có nhiều lý do trẻ em bị tróc da đầu ngón tay. Các triệu chứng nhẹ có thể được điều trị thời gian ngắn, và biện pháp khắc phục tại nhà như đã liệt kê ở trên. Tuy nhiên bạn nên mang trẻ đi gặp bác sĩ ngay nếu triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Chẳng hạn như bong tróc gây đau dữ dội hoặc khó thở và nếu tình trạng bong tróc không cải thiện trong vòng một tuần. Bác sĩ của bé có thể giúp nhận định những gì gây ra các triệu chứng của trẻ từ đó lên kế hoạch điều trị thích hợp.

Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay có thể xảy ra chỉ ở tay chân hoặc nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bong tróc da ở tay và chân, nó có thể biến mất với cách điều trị và chăm sóc ở trên, hoặc có thể cần điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ. Hy vọng bài viết này bổ ích cho các mẹ, chúc mẹ và bé luôn luôn khỏe mạnh!

plant
SALE gì cũng rẻ [SHOPEE: 0₫]
  • Freeship siêu tiết kiệm, giao hàng nhanh chóng.
  • Vô vàn sản phẩm chất lượng cùng ưu đãi
  • +123.2 triệu lượt truy cập tin dùng.
0 0 votes
Article Rating
Tin liên quan
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments